Hậu vệ là gì? Các vị trí hậu vệ trong bóng đá
Bên cạnh tiền đạo, tiền vệ, thủ môn thì các vị trí nơi hàng hậu vệ cũng đóng vai trò quan trọng trong sơ đồ chiến thuật của các vị chiến lược gia. Ở bài viết này, cùng faberge-exhibition.com giải đáp thắc mắc cho câu hỏi hậu vệ là gì cùng các thông tin liên quan nhé.
I. Hậu vệ là gì?
Hậu vệ là Defender, viết tắt là DF. Hậu vệ là cầu thủ chơi ở phía sau hàng tiền vệ và phía trước khung thành với nhiệm vụ chính là hỗ trợ thủ môn bảo toàn mảnh lưới, ngăn cản các tình huống tổ chức tấn công bên phía đối thủ.
Hậu vệ thường ở lại nửa sân có mục tiêu mà họ đang bảo vệ còn các hậu vệ cao hơn sẽ tiến lên vòng cấm địa của đội phương để thực hiện các đường bóng phạt góc, đá phạt để tìm kiếm bàn thắng bằng đầu. Rất nhiều hậu vệ đã có được số bàn thắng khủng trong sự nghiệp thi đấu của mình từ những tình huống đánh đầu.
II. Các vị trí của hậu vệ
Nếu như ở hàng tiền vệ chia thành tiền vệ trung tâm, tiền vệ tấn công, tiền vệ cánh, tiền vệ phòng ngự thì hậu vệ cũng có sự phân tách, tuy nhiên không quá phức tạp. Trong bóng đá hiện đại có hai kiểu hậu vệ chính là hậu vệ trung tâm và hậu vệ biên.
1. Hậu vệ trung tâm
Hậu vệ trung tâm hay còn được gọi là trung vệ, tên tiếng Anh là center back. Đây là vị trí dùng để ngăn cản đối phương ghi bàn. Trung vệ có nhiệm vụ chính là đưa bóng đi càng xa khung thành đội nhà càng tốt, chơi ở vị trí trung tâm. Trong bóng đá hiện đại, các đội bóng sẽ bố trí hai trung vệ phía trước khung thành để tạo thành “tấm lá thép” không thể xuyên thủng.
Trung vệ là mẫu cầu thủ cao, khỏe, có sức tì đè, khả năng bật nhảy, phá bóng và đánh đầu tốt. Trung vệ phải là người quyết đoán, đọc tình huống để phán đoán các tình huống đi bóng của đối thủ để cản phá sao cho hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, vị trí này đòi hỏi sự tập trung gần như tuyệt đối bởi chỉ cần trung vệ mắc sai lầm, các tiền đạo của đối phương sẽ trừng phạt bằng một bàn thắng.
Với sự phát triển của bóng đá hiện đại thì các trung vệ không chỉ cần phá bóng ra khỏi khung thanh mà cần sở hữu các yếu tố kỹ thuật để kiểm soát bóng tốt hơn. Nếu như trung vệ có khả năng cầm bóng và chuyền dài tốt, lập tức sẽ mở ra các đường bóng tấn công hiệu quả, bất ngờ, có độ sát thương cao.
Như đã phân tích ở trên, trung vệ có lợi thế về thể hình, khả năng không chiến và đánh đầu tốt. Cho nên đối với các tình huống đá phạt cố định, phạt góc, các trung vệ sẽ thường dâng cao để tham gia tấn công nhằm tìm kiếm bàn thắng. Lúc này, đồng đội của họ là các hậu vệ cánh, tiền vệ phòng ngự sẽ bọc lót kĩ càng để khỏa lấp vị trí mà trung vệ đã bỏ lại. Bóng đá thế giới sở hữu nhiều trung vệ không chỉ có khả năng phòng ngự giỏi mà có có kỹ thuật đánh đầu tốt như Ramos, Pique, Van Dijk, Gabriel Magalhães…
Trung vệ còn tồn tại hai khái niệm về trung vệ thòng và trung vệ dập. Trung vệ dập là cầu thủ sẽ là người lao lên tranh bóng trực tiếp với các đợt tấn công của đối thủ. Họ là những người có khả năng không chiến, đánh chặn tốt và không ngại va chạm. Trung vệ thòng là cầu thủ sẽ là chốt chặn phía sau, bọc lót trung vệ dập trong tình cảnh trung vệ dập bị vượt mặt. Trung vệ thòng đòi hỏi sự bình tĩnh, khôn khéo, thông minh, thậm chí là có chút “cáo” để ngăn cản đường bóng.
2. Hậu vệ cánh
Hậu vệ cánh có tên tiếng anh là Full Back, viết tắt là FB, chia thành Right Back/Left Back để chỉ cánh phải và cánh trái. Nhiệm vụ của hậu vệ cánh là làm sao để ngăn cản các đường bóng tấn công biên của tiền đạo, tiền vệ cánh bên phía đối thủ.
Giống tên gọi, hậu vệ cánh hoạt động ở hành lang biên, nhưng rộng hơn so với trung vệ. Bên cạnh yếu tố phòng ngự, hậu vệ cánh thường xuyên thực hiện các đường bóng “leo biên” tham gia tấn công để mỏ ra các đường tạt bóng vào phía trong khu vực trung lộ.
Yếu tố cần thiết nhất của một hậu vệ cánh là tốc độ, để thực hiện các tình huống lên công về thủ nhịp nhàng, thực hiện tốt vai trò tấn công lẫn phòng ngự. Tuy nhiên nhiệm vụ chính của họ vẫn là ngăn cản các đường đi bóng ở hai biên, tránh việc để ra lỗ hổng khiến đối thủ tận dụng để khai thác được. Chính vì vậy mà các hậu vệ biên dù tấn công tốt đến mức nào nhưng lại gián tiếp khiến đội nhà thủng lưới thì vẫn nhận về nhiều sự chỉ trích.
3. Hậu vệ quét
Hậu vệ quét là thuật ngữ không phổ biến trong bóng đá hiện đại nữa nhưng vai trò của nó đối với hệ thống phòng ngự ở những năm 80 của thế kỉ trước là điều không cần phải bàn cãi.
Hậu vệ quét là Sweeper, một loại trung vệ linh hoạt hơn có nhiệm vụ “quét” banh nếu như đối phương vượt qua được hàng hậu vệ thấp nhất. Vị trí này tự do hơn các hậu vệ ở vị trí khác là phải kèm cặp tiền đạo nguy hiểm nhất của đối phương. Với sự ra đời của luật việt vị thì tầm ảnh hưởng của nó cũng hạn chế dần, rồi phát triển thành tiền vệ thủ.
III. Tổng kết
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc liên quan đến câu hỏi hậu vệ là gì cùng các thông tin liên quan đến vị trí ở hàng hậu vệ. Có thể nói, hàng thủ đóng vai trò quan trọng đối với sức mạnh của đội bóng, nếu hệ thống phòng ngự được bố trí bài bản, chặt chẽ chắc chắn là nỗi khiếp sợ của mọi tiền đạo số 1 thế giới.